Phản ứng Lunar Gateway

Một số nhà quan chức của NASA đã quảng bá Gateway giống như một "mô-đun chỉ huy có thể tái sử dụng" và còn có thể chỉ đạo các hoạt động trên bề mặt Mặt Trăng.[81] Tuy nhiên, Gateway vẫn nhận được hầu hết các phản ứng tiêu cực từ nhiều chuyên gia không gian. Michael D. Griffin, cựu quản trị viên của NASA đã nói rằng, Gateway chỉ có thể hữu ích khi mà các cơ sở trên Mặt Trăng có thể sản xuất loại chất nổ đẩy có thể vận chuyển đến trạm vũ trụ. Sau khi đạt được thành tích đó, Gateway sẽ còn có thể đóng vai trò là một kho chứa nhiên liệu.[81] Clive Neal, một nhà địa chất của trường Đại học Notre Dame và là một trong những người ủng hộ cho chương trình khám phá Mặt Trăng, đã chỉ trích Gateway là một công trình chỉ "lãng phí tiền bạc". Ngoài ra, ông cũng chỉ trích NASA đã không hoàn thành "chính sách không gian bằng cách xây dựng một trạm vũ trụ quỹ đạo quay quanh Mặt Trăng".[82] Cựu quản trị viên của NASA là ông Doug Cooke cũng đã nói trong một bài báo trên The Hill rằng, "NASA có thể tăng tốc độ đáng kể , tối giản về chi phí và khả năng thành công của nhiệm vụ bằng cách trì hoãn cho dự án, ông khuyên nên tận dụng SLS và loại bỏ các hoạt động quan trọng của nhiệm vụ". Ông cũng khuyên NASA nên "khởi động các bộ phận của tàu đổ bộ trên SLS Block 1B. Nếu cần một yếu tố vận chuyển độc lập thì nó có thể được khởi chạy trên bệ phóng thương mại".[83]

George Abbey, cựu giám đốc của trung tâm vũ trụ Johnson, cho biết: "Về bản chất, Gateway được xây dựng để trở thành một trạm vũ trụ có thể quay quanh một trạm vũ trụ tự nhiên khác, cụ thể là Mặt Trăng. Nếu nhân loại có cơ hội để quay trở lại Mặt Trăng thì chúng ta nên đến trực tiếp, chứ không phải là xây dựng một trạm vũ trụ để quay quanh nó".[84]

Cựu phi hành gia của NASA, ông Terry W. Virts cũng là người đã từng là phi công của STS-130 trên Tàu con thoi Endeavour và là chỉ huy của trạm vũ trụ ISS trong chuyến thám hiểm Expedition 43. Ông đã trả lời trong một bài viết trên Ars Technica rằng Gateway sẽ chỉ làm "gông cùm cho hoạt động khám phá của con người và không nên kích hoạt nó". Ông nói thêm, "Nếu chúng tôi không có mục tiêu [của Gateway], thì chúng tôi không khác gì đang đặt con gà trước quả trứng bằng cách khởi động chương trình "Gemini" trước khi chúng tôi biết "Apollo" sẽ trông như thế nào. Terry chỉ trích thêm NASA vì đã loại bỏ trọng tâm của kế hoạch là tách phi hành đoàn khỏi phương tiện, được thực hiện sau thảm họa Tàu con thoi Columbia năm 2003.[85] Phi hành gia của Apollo 11 là ông Buzz Aldrin đã phản đối hoàn toàn cho dự án Gateway và nói rằng, việc sử dụng Gateway để làm khu vực tổ chức cho các sứ mệnh của người máy hoặc con người lên bề mặt Mặt Trăng là hoàn toàn vô lý và ông cũng đặt câu hỏi về lợi ích của dự án. Nhưng ngược lại, Aldrin cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với khái niệm Moon Direct của Robert Zubrin.[86]

Triệu Ngọc Bội, phó giám đốc trung tâm Chương trình Không gian và Thám hiểm Mặt trăng của Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) đã kết luận rằng Gateway sẽ chỉ có hiệu quả "chi phí thấp".[87] Ông cho biết rằng, thay vì xây dựng trạm vũ trụ thì kế hoạch của Trung Quốc sẽ chỉ hướng đến trạm nghiên cứu trên bề mặt.[88] Vào tháng 7 năm 2019, Trung Quốc đã tổ chức một loạt các cuộc thảo luận với Nga và ESA về hợp tác quốc tế. Đến tháng 8 năm 2020, Trạm Nghiên cứu ILRS cùng với sự hợp tác từ Nga và thỏa thuận dự kiến từ cơ quan ESA đã được CNSA công bố.[89][90]

Kiến trúc sư René Waclavicek, người đã từng tham gia thiết kế cho mô-đun I-HAB, đã bày tỏ mối lo ngại trong việc thiết kế một khu sinh hoạt thoải mái cho các phi hành gia khi đến thăm Gateway. Nếu phải làm như vậy thì kích thước của mô-đun phải thu nhỏ xuống 1,2 mét đường kính. Hơn nữa, toàn bộ 8 mét khối của I-HAB sẽ được thay thế bằng các thiết bị hỗ trợ sự sống, để lại một khoảng hành lang hẹp dài 1,5 mét khối cho không gian cá nhân được chia sẻ bởi bốn phi hành gia.[91] Người sáng lập nên Hiệp hội Sao Hỏa Robert Zubrin đã chỉ trích Gateway chính là "kế hoạch tồi tệ nhất" của NASA. Ông khẳng định loài người không cần một chiếc trạm vũ trụ để đi đâu cả như cái cách mà họ không thể làm Trạm vũ trụ quốc tế quay quanh Trái Đất, chỉ có phơi bày các đối tượng con người để chiếu xạ như một hình thức nghiên cứu y học của một số bác sĩ Đức Quốc xã. Zubrin cũng khuyên NASA nên xây dựng căn cứ trên bề mặt Mặt Trăng nếu mục tiêu củ họ là xây dựng căn cứ trên đấy vì nó là nơi có khoa học, có vật liệu che chắn, và là nơi có thể tìm thấy các nguồn tài nguyên để tạo ra chất nổ đẩy và nhiều thứ hữu ích khác.[92]

Kỹ sư vũ trụ ông Gerald Black đã khẳng định Gateway "không có vai trò gì trong việc hỗ trợ con người quay trở lại và căn cứ trên Mặt Trănh". Ông nói thêm rằng nó không nên sử dụng để làm kho nhiên liệu tên lửa vì nó chỉ có thể làm tốn kém thêm nhiên liệu.[93] Nhà báo Mark Whittington cũng đã khẳng định rằng, "dự án quỹ đạo Mặt Trăng sẽ không giúp cho chúng ta có thể quay trở lại Mặt Trăng". Ngoài ra, Whittington cũng đã chỉ chương trình Apollo đã không sử dụng bất kỳ trạm vũ trụ nào trên đấy.[94]

Nhà vật lý thiên văn Ethan Siegel đã nói rằng "Việc quay quanh Mặt Trăng để đại diện cho sự tiến bộ" là không đúng và ông khẳng định "lợi thế" duy nhất của khoa học nằm ở trong quỹ đạo của Mặt Trăng trái ngược gấp đôi với quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất. Cuối cùng ông kết luận Gateway chỉ là "một cách tuyệt vời để tiêu tiền, chỉ có tác dụng thúc đẩy nền khoa học và nhân loại một cách tương đối không đáng kể".[95]

Vào ngày 10 tháng 12 năm 2018, quản trị viên của NASA là ông Jim Bridenstine đã phản hồi tại một buổi thuyết trình. Trong đó, ông nhấn mạnh về sứ mệnh của các phi hành đoàn khi đi lên Mặt Trăng, đồng thời cũng phản bác lại là họ chỉ đang tuân theo Chỉ thị Chính sách Không gian. Ông cho rằng, Hoa Kỳ đã đến được Mặt Trăng vào năm 1969 và họ đã chiến thắng trong cuộc đua nên bây giờ là lúc để họ nên xây dựng một kiến trúc bền vững, có thể tái sử dụng. Ông khẳng định "'lần tới khi chúng ta lên Mặt Trăng, chúng ta sẽ có những đôi ủng cùng với lá cờ Mỹ trên vai và họ sẽ luôn sát cánh cùng với các đối tác quốc tế, những người chưa bao giờ đến Mặt Trăng trước đó".[96] Vào ngày 30 tháng 3 năm 2020, Dan Hartman, người quản lý chương trình Gateway đã khẳng định về lợi ích của việc sử dụng Gateway là kéo dài thời gian để thực hiện nhiệm vụ và giảm thiểu rủi ro. Nó còn có thể hỗ trợ chức năng nghiên cứu và khả năng tái sử dụng các mô-đun đi trước.[97]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lunar Gateway http://www.chinaview.cn/2019-07/22/c_138248065.htm http://www.russianspaceweb.com/imp.html http://www.russianspaceweb.com/imp-2017.html http://archive.today/2021.08.08-174641/https://spa... http://archive.today/2020.03.29-105219/https://spa... http://archive.today/2023.06.11-184238/https://spa... http://archive.today/2023.06.12-060511/https://spa... http://archive.today/2020.09.21-184153/https://spa... http://archive.today/2022.01.20-191659/https://spa... https://www.canada.ca/en/space-agency/news/2020/06...